Cảm biến áp suất là gì ? hay còn gọi là cảm biến đo áp lực. Là thiết bị quan trọng trong việc đo lường giá trị áp suất trong các hệ thống sản xuất và vận hành thiết bị. Như tên gọi của nó thì cảm biến áp suất được dùng chủ yếu để đo áp suất là chính. Vậy có các loại cảm biến đo áp suất nào ? Ứng dụng mỗi loại ra sao, mời các bạn xem bài viết của mình để hiểu rõ hơn về các loại cảm biến đo áp suất.
Danh mục
- 1 1 – Cảm biến áp suất thường gặp:
- 2 Cấu tạo của cảm biến đo áp suất như thế nào ?
- 3 Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất là gì ?
- 4 Các ưu nhược điểm của dòng cảm biến áp suất 0-10Bar này là gì ?
- 5 2 – Cảm biến đo áp suất thuỹ tĩnh:
- 6 3 – Cảm biến áp suất có hiển thị độ chính xác cao:
- 7 Bộ hiển thị và điều khiển áp suất OM352UNI:
- 8 Bộ điều khiển áp suất OMX333iUNI:
- 9 Cách chọn mua cảm biến áp suất 0-25bar như thế nào ?
- 9.1 Thang đo của cảm biến áp suất là bao nhiêu ?
- 9.2 Môi chất sử dụng cho cảm biến là gì ?
- 9.3 Tín hiệu ngõ ra của cảm biến là gì ?
- 9.4 Nhiệt độ làm việc là bao nhiêu ?
- 9.5 Kiểu nối ren là bao nhiêu ?
- 9.6 Các yêu cầu khác khi mua cảm biến áp suất 0-10bar ?
- 9.7 Địa chỉ mua cảm biến áp suất 0-10bar uy tín, chất lượng:
1 – Cảm biến áp suất thường gặp:
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến đo áp suất thông thường có model là D2415 nhập khẩu từ hãng JSP – Cộng Hòa Séc. Dòng này thường dùng nhất vì chúng dễ dàng bắt gặp trong các hệ thống cũng như ứng dụng như áp suất nước cứu hỏa trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy, áp suất khí nén, áp suất thủy lực,…
Dòng này thông số kỹ thuật đơn giản đáp ứng nhu cầu đo áp suất như: Dãy đo thông thường dao động từ 1bar cho đến 600bar, các thang đo phổ biến như 0-1bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar, 0-600bar,…sử dụng tốt cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Cấu tạo của cảm biến đo áp suất như thế nào ?
Hầu hết các dòng cảm biến đo áp suất trên thị trường hiện nay đều có các thông số cấu tạo gần giống như nhau. Chúng sẽ có những bộ phận bắt buộc các hãng sản phẩm phải làm theo. Nếu có khác thì sẽ khác về trình độ gia công, chất lượng vật liệu và giá thành. Một vài bộ phận quan trọng mà một cảm biến đo áp suất cần có như sau:
Lớp màng của cảm biến áp suất:
Bộ phận này cho phép chúng ta cảm nhận được lực đẩy của áp suất trong môi trường cần đo. Lớp màng sẽ bị biến dạng cong theo biên dạng cô định tùy vào mức độ áp suất của môi trường lớn hay nhỏ. Nếu áp lớn thì lớp màng sẽ cong lớn và áp nhỏ thì lớp màng cong ít.
Thông thường lớp màng này sẽ được làm bằng vật liệu SS316L mỏng. Độ mỏng của lớp màng sẽ tùy thuộc vào thang đo của cảm biến, thang đo lớn thì lớp màng càng dầy và ngược lại thang đo nhỏ lớp màng sẽ càng mỏng.
Phần bo mạch của cảm biến đo áp suất:
Đây là một vỉ bo dạng tròn có nhiệm vụ tiếp nhận biên dạng cong của lớp màng cảm biến và chuyển đổi chúng thành các dạng tín hiệu dòng như 4-20mA hoặc tín hiệu điện 0-10V.
Thông thường với các loại cảm biến đo áp suất phổ biến thì thang đo và tín hiệu ngõ ra sẽ được nhà sản xuất fix cứng nên không thể tùy chỉnh theo yêu cầu. Các loại có thể tùy chỉnh được thang đo cũng như tín hiệu ngõ ra thường rất đắt và hầu như không thấy được sử dụng ở VN.
Phần ren vặn của cảm biến áp suất:
Đây là phần có nhiệm vụ có định cảm biến tại vị trí cần đo lường. Thông thường chúng sẽ có 2 chuẩn chính đó là G1/2″ và G1/4″, hoặc theo chuẩn của Mỹ chúng ta có 1/2″ NPT và 1/4″ NPT.
Ở Việt Nam hiện nay sẽ sử dụng 2 chuẩn này là phổ biến nhất và nếu có không khớp thì ta vẫn có thể lựa chọn các loại chuyển ren cơ khí được nhé.
Phần thân vỏ của cảm biến áp suất:
Đây là phần vỏ được cấu tạo từ vật liệu SS304 rất dầy có nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện điện tử, bo mạch và lớp màng cảm biến bên trong. Phần vỏ này sẽ được máy gia công CNC nguyên khối nên cực kỳ chắc chắn.
Phần đầu kết nối điện của cảm biến đo áp suất:
Đây là phần cho phép chúng ta đấu dây điện vào để cấp nguồn cũng như lấy tín hiệu ngõ ra từ các loại cảm biến áp suất. Trên thị trường hiện nay sẽ phổ biến nhất với 2 chân đấu điện như:
Tiêu chuẩn ISO 4400 (DIN 43650): chuẩn này sẽ có dạng 4 chấu và một nắp chụp để bảo vệ đấu diện khỏi nước và bụi theo tiêu chuẩn IP65. Để hiểu rõ hơn các bạn xem hình bên dưới nhé.
Tiêu chuẩn M12 (IP 65): chuẩn này sẽ có dạng socket 4 chui sẵn, chúng ta sẽ ghim chui đực từ ngoài vào dạng này để kết nối. Để hiểu rõ hơn các bạn xem hình bên dưới nhé.
Ngoài ra sẽ còn các chuẩn khác nữa tùy nhiên mình chưa từng thấy nhiều ở Việt Nam mà chỉ có ở nước ngoài. Chính vì thế mà chúng ta cũng không cần phải tìm hiểu sâu hơn về các dòng đấy nhé.
Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất là gì ?
– Model: cảm biến có mã là D2415
– Nước sản xuất: xuất xứ từ Cộng Hòa Séc
– Hãng sản xuất: được sản xuất bởi hãng JSP
– Ngõ ra của dòng này thường dùng là : 4-20mA và 0-10vdc. Trong đó tín hiệu 4-20mA được sử dụng phổ biến nhiều hơn.
– Vật liệu của cảm biến được làm bằng inox, trong đó inxo 316L được sử dụng phổ biến. Các bạn xem thông số của dòng cảm biến áp suất thông thường hay dùng phía dưới nhé.
– Dãy đo của cảm biến áp suất là từ -1..0 Bar, 0-1bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar, 0-25bar, 0-40bar,. 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar,., 0-400bar,.0-600bar. Ngoài ra thì nếu cần các thang đo đặc biệt chúng ta còn có thể đặt riêng với hãng nhé
– Ngõ ra là tín hiệu 4-20mA 2 dây, đấu Loop.
– Sai số của cảm biến chỉ 0.5% trên toàn dãy đo, đem lại độ chính xác khá cao.
– Nguồn sử dụng cho dòng này là khoảng từ: 10…30VDC
– Vật liệu cảm biến làm bằng Inox 316L màng làm bằng Ceramic và 316L.
– Nhiệt độ làm việc trong khoảng -40…80°C đáp ứng hầu hết các ứng dụng
– Kiểu kết nối ren là G1/4, G1/4, NPT 1/4, NPT 1/2…Có thể sử dụng chuyển ren để chuyển qua lại giữa các loại chuẩn ren này
– Môi trường sử dụng: các dạng như nước, khí, dầu, chất lỏng không ăn mòn và không kết dính
– Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu phát hiện lỗi từ nhà sản xuất
Các ưu nhược điểm của dòng cảm biến áp suất 0-10Bar này là gì ?
Các ưu điểm của cảm biến áp suất D2415
– Có thể đo lường tốt trong toàn bộ các ứng dụng có thang đo
– Có ren kết nối theo chuẩn phổ biến, dễ dàng vặn vào vị trí cần đo
– Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng tích hợp trong nhiều loại hệ thống khác nhau
– Giá thành tương đối hợp lý nếu xét cùng phân khúc hàng Châu Âu
– Dễ dàng thay thế khi cảm biến bị hỏng
– Có thể đo áp suất khí, nước, dầu, môi chất lỏng, chất không kết dính
– Chính sách bảo hành rất tốt lên đến 12 tháng và có thể được đổi mới nếu không thể sửa chữa
– Được đội ngũ nhân viên bên mình tư vấn nhiệt tình, chu đáo, đúng mục tiêu sử dụng và tiết kiệm chi phí
Các nhược điểm của cảm biến áp suất 0-10bar D2415:
– Không thể sử dụng cho các môi trường có áp cao hơn mức cho phép
– Không thể sử dụng cho các ứng dụng có môi chất ăn mòn SS304 và SS316
– Giá thành sẽ có phần nhỉnh hơn so với các dòng cảm biến đến từ Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ,…
– Thang đo và tín hiệu ngõ ra được nhà sản xuất fix cố định nên không thể tùy chỉnh theo nhu cầu được
– Không thể sử dụng cho các ứng dụng có nhiệt độ cao hơn 85°C vì lúc này sẽ làm cong vênh lớp màng dẫn đến sai số
2 – Cảm biến đo áp suất thuỹ tĩnh:
Khác với các cảm biến áp suất trên, dòng thủy tĩnh chủ yếu được dùng để đo mức nước theo chiều cao. Trong đó chủ yếu là dùng để đo mức nước như nước thải, nước sinh hoạt, bể chứa nước ngầm, bể nước cứu hỏa… cảm biến hoạt động theo nguyên lý áp suất. Ngõ ra của cảm biến là dòng điên 4-20mA hoặc 0-10vdc. Dãy đo của cảm biến áp suất thuỷ tĩnh khá lớn lên đến 100mH2O. Giới thiệu dòng cảm biến thuỷ tĩnh, các bạn có thể xem thông số phía dưới.

– Model: thiết bị có mã là D2415L
– Nước sản xuất: xuất xứ từ Cộng Hòa Séc
– Hãng sản xuất: được sản xuất bởi hãng JSP
– Nguồn cung cấp: 24 Vdc đây là loại nguồn phổ biến trong công nghiệp hiện nay
– Tầm đo: có thể đo độ sâu tối đa lên tới 100m nước
– Ngõ ra: tín hiệu dạng 4-20mA hoặc 0-10V
– Chuẩn bảo vệ: khả năng chống bụi và chống nước đạt IP68
– Sai số: 0.5% hoặc 0,25% trên tổng tầm đo
– Vật liệu đầu dò: thép 304 hoặc 316L
– Vật liệu dây cáp: nhựa HDPE, PE
– Nhiệt độ hoạt động: -20..+85°C
– Thời gian bảo hành lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất
3 – Cảm biến áp suất có hiển thị độ chính xác cao:
Dòng này thuộc dòng cảm biến áp suất có độ chính xác cao thường dùng trong các ứng dụng như đo áp suất trong nhà máy bia, sữa, xi măng.. có màn hình hiển thị áp suất tại chỗ. Cảm biến áp suất độ chính xác cao sai số vào khoảng 0.1% có ngõ ra thường là 4-20mA theo chuẩn Hart.
Bên cạnh đó thì dòng cảm biến hay đồng hồ đo áp suất này sẽ có loại có tín hiệu ngõ ra hoặc không có tín hiệu ngõ ra. Các dòng này sẽ được nuôi nguồn bằng pin. Các bạn tham khảo một vài thông số dưới dây

– Model: thiết bị sẽ có các model là Gauge 05, Gauge 02 hoặc DS200
– Nước sản xuất: xuất xứ từ Cộng Hòa Séc
– Hãng sản xuất: được sản xuất bởi hãng JSP
– Dãy đo của đồng hồ: -1..0bar, -1..1Bar, -1..2 Bar, 0-4bar, 0-5bar, 0-10bar…0-600bar hoặc các dãy đo thấp hơn -500..0 Pa, -1..0 Kpa, …và nhiễu dãy đo khác nữa.
– Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA có Hart (đối với model DS200) và không có tín hiệu ngõ ra (đối với model Gauge 05 và Gauge 02)
– Sai số của thiết bị : 0.01% trên toàn dãy đo
– Nguồn cấp 10..30Vdc
– Vật liệu cảm biến SS316L
– Chống cháy nổ Zone 1, Zone 2, Zone 0, Zone 12, Zone 21…chống cháy nổ cho dust và gas.
– Áp suất chịu quá áp lên đến gấp 10 lần dãy đo.
– Kết nối của cảm biến là G1/2, G 3/4, NPT 1/2, NPT 3/4….
– Thời gian bảo hành lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất
Xem chi tiết sản phẩm này theo bài viết: đồng hồ đo áp suất điện tử
4 – Cảm biến áp suất chênh lệch – cảm biến chênh áp:
Cảm biến chênh áp dùng để đo độ lệch áp suất giữa hai điểm A và B. Thông thường dòng cảm biến chênh áp được dùng trong hệ thống HVAC dùng đo chênh áp gió, đo chênh áp phòng sạch.
Thông dụng hơn dòng cảm biến chênh áp được dùng để đo chênh áp nước của bộ lọc. Chênh áp trước và sau bộ lọc. Cấu hình cảm biến chênh áp thông thường sẽ có thông số như sau:
– Model của thiết bị này có mã là PEL 2500 (với áp suất khí) và VPEL, DMD331 (đối với áp suất nước)
– Nước sản xuất: xuất xứ từ Cộng Hòa Séc
– Hãng sản xuất: được sản xuất bởi hãng JSP
Thag đo của cảm biến: ± 100Pa, 0…1000 Pa, 0…100 Pa, 0…1500 Pa, 0…200, Pa 0…2000 Pa, 0…500 Pa, 0…2500 Pa với áp suất khí. Và 0-1bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar với áp suất nước và dầu
– Áp suất có thể đo: nước, không khí, gas, …
– Dãy đo áp suất : mbar , bar , mH2O, mmHg, Pascal…
– Tín hiệu ngõ ra : 4-20mA – Hart hoặc tín hiệu điện áp 0-10V
– Độ sai số thường là dưới 0.01% FS
– Độ trôi qua từng năm sử dụng là bao nhiêu phần trăm ( % ) cái này thì chỉ các hãng lớn mới cho được thông số tốt
– Tiêu chuẩn chống cháy nổ, tiêu chuẩn chống bụi, chống nước, …
– Thời gian bảo hành lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất

Bộ hiển thị và điều khiển áp suất OM352UNI:
Đây là một thiết bị cho phép chúng ta đọc tín hiệu trả về từ các dòng cảm biến áp suất như 4-20mA, 0-20mA, 0-5V, 0-10V từ bất kỳ hãng nào trên thế giới. Khi dùng bộ này chúng ta có thể quan sát được giá trị áp suất hiện tại đang là bao nhiêu. Bên cạnh đó thì bộ này còn cho phép điều khiển áp suất theo ngưỡng đã cài đặt trước đó để tránh bị quá áp.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng hiển thị và điều khiển áp suất có model là OM352UNI được công ty BFF bên mình nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hòa Séc và được phân phối độc quyền bởi công ty BFF bên mình. Các bạn tham khảo các thông số liên quan dưới đây nhé.
Thông số của bộ hiển thị và điều khiển áp suất:
– Mã sản phẩm: thiết bị này có model là OM352UNI
– Xuất xứ bộ hiển thị: Hãng Orbit Merret – Cộng Hoà Séc
– Bộ hiển thị áp suất nhận tín hiệu từ các cảm biến có ngõ ra 4-20mA, 0-10v, 0-5v, 0-20mA
– Hiển thị áp suất dạng Led, hiển thị trên led 14 đoạn. Trên bộ hiển thị có 6 led.
– Sai số của bộ hiển thị cảm biến áp suất 0-10bar là : 0.1%
– Nguồn cấp cho dòng hiển thị này có tuỳ chọn: dùng nguồn 80…250VAC hoặc 10..30VDC
– Khả năng hiển thị: có 6 LED hiển thị được trong khoảng +-1999
– Có cách ly tín hiệu, chống nhiễu lên đến : 4000 VAC
– Thời gian đáp ứng của màng hình hiển thị chỉ : 1ms
– Trên bộ hiển thị còn có ngõ ra Analog : 4-20mA / 0-10v / 0-20mA / 0-5v
– Có ngõ ra điều khiển dạng ON/OFF : Relay NO/ NC
– Có ngõ ra dạng analog tuyến tính: 4-20mA, 0-10v, 0-5v, 0-20mA
– Có ngõ ra dạng truyền thông RS485
– Thời gian bảo hành: 12 tháng 1 đổi 1 nếu lỗi từ nhà sản xuất
Bộ điều khiển áp suất OMX333iUNI:
Cảm biến áp suất 0-10bar hay 0-10kg/cm2 đa phần ta thường kết nối đến PLC để điều khiển. Trong một số trường hợp ứng dụng không quá phức tạp. Ta có thể dùng các bộ điều khiển thông dụng như điều khiển Rơ Le ON/OFF. Giới thiệu cho các bạn phụ kiện thường đi kèm với cảm biến đo áp lực 0-10kg/cm2 hay các loại áp suất thang đo khác nói chung.
Dòng điều khiển áp suất này có mode là OMX333iUNI nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hòa Séc và được phân phối độc quyền bởi công ty BFF bên mình. Các bạn tham khảo các thông số liên quan dưới đây nhé
Thông số của bộ điều khiển áp suất OMX333iUNI:
– Model: thiết bị có mã là OMX333iUNI
– Xuất xứ: nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hoà Séc
– Bộ điều khiển ON/OFF đóng ngắt hay cảnh báo còi, đèn khi áp suất đạt mức ngưỡng.
– Thiết bị đọc áp suất dưới dạng tín hiệu 4-20mA từ các cảm biến. Ngoài ra có thể nhận tín hiệu dạng 0-10v, 0-20mA và một số tín hiệu analog khác.
– Ngõ ra điều khiển dạng: Rơ le ( Relay ) ON/OFF, có ngõ ra 4-20mA để truyền về một số thiết bị ngoại vị.
– Nguồn sử dụng là: 24VDC
– Có hệ số cách ly chống nhiễu là : 2500 VAC.
– Nhiệt độ làm việc của bộ điều khiển áp suất ON/OFF là : -20…60°C
– Khả năng cài đặt: cần phải có cap micro USB và app của hãng để cài đặt
– Thời gian bảo hành: 12 tháng, một đổi một trong thời gian bảo hành nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất
Cách chọn mua cảm biến áp suất 0-25bar như thế nào ?
Để có thể chọn mua cảm biến áp suất được chính xác thì chúng ta cần đưa ra các tiêu chí cụ thể cho việc này. Điều đó giúp tối ưu hóa nhu cầu, tránh dài dòng mà vẫn đảm bảo được thông số yêu cầu. Theo kinh nghiệm bán hàng của mình về dòng cảm biến này, mình xin cung cấp một vài thông tin quan trọng trong việc chọn mua như sau:
Thang đo của cảm biến áp suất là bao nhiêu ?
Chúng ta cần xác định rõ dãy áp suất cần đo của cảm biến là bao nhiêu ? Ví dụ áp suất cần đo là 0-20bar, chúng ta cần chọn cảm biến có dãy đo lớn hơn như 0-25bar, 0-40bar. Giống như cân vậy ta cần cân vật 8kg thì chọn cân 10kg hoặc 20kg, tuyệt đối không chọn thang đo thấp hơn so với áp suất thực tế để tránh quá áp nhé.
Ví dụ mức áp trung bình của chúng ta đang hoạt động là 20-25bar, nhưng cũng có một vài trường hợp quá áp có thể lên đến 40bar. Trong khi lúc này chúng ta chỉ chọn thang đo cảm biến áp suất bằng đúng 25bar thì thật không phù hợp.
Bởi vì với mức áp suất trung bình thì cảm biến sẽ hoạt động rất chi là bình thường và trơn tru. Nhưng nếu có sự cố xảy ra thì mức áp đã lên đến 40bar, lúc này hệ số chịu quá áp của biến bị vượt quá nên dẫn đến lớp màng cảm biến bị cong vênh. Từ đó dẫn tới lệch thang đo và sai số rất lớn
Môi chất sử dụng cho cảm biến là gì ?
Thông thường tì các môi trường phổ biến nhất là các môi trường như nước và khí, dầu,…Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt chúng ta cần cung cấp thông tin về môi chất cho người bán hàng biết để chọn loại phù hợp. Ví dụ như môi trường có khả năng ăn mòn và kết dính, mình sẽ giải thích vấn đề này như sau:
– Với môi trường ăn mòn: lớp màng của cảm biến được làm bằng SS316L và thân vỏ cũng như phần ren vặn được làm bằng SS304. Nếu bị ăn mòn thì phần ren sẽ bị hở dẫn đến xì áp cũng như lớp màng bị bào mòn gây hỏng cảm biến.
– Với môi trường kết dính: đầu đo cảm biến sẽ có 1 lỗ nhỏ tầm phi 1mm, bên trong chưa lớp màng cảm biến. Vì môi chất của mình kết dính nên lỗ bên sẽ bị tắt nghẽn dẫn đến áp không đến được tới lớp màng. Và rồi lúc này cảm biến cũng sẽ trở nên vô dụng thì không có áp để lớp màng có thể đo nữa
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến là gì ?
Ngày nay thì 95% ngõ ra của cảm biến áp suất dùng tín hiệu dòng điện 4-20mA. Trong một số trường hợp đặc biệt như thiết bị hay hệ thống cũ còn dùng các tín hiệu như 0-10v hoặc 0-5v. Lúc này ta bắt buộc phải dùng đế bộ chuyển đổi tín hiệu từ dòng 4-20mA sang điện áp 0-10v.
Hoặc cũng có một giải pháp khác là chờ nhập hàng 6-8 tuần từ hãng để đặt riêng dòng có ngõ ra 0-10V. Việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhưng sẽ phải chờ hàng khá lâu.
Nhiệt độ làm việc là bao nhiêu ?
Vì cảm biến áp suất thông thường chỉ chịu được nhiệt độ là 80..85°C. Vì vậy, đối với các ứng dụng có nhiệt độ cao hơn chúng ta cần dùng các phụ kiện để giảm nhiệt độ. Phổ biến là Si phong và Cooling giảm nhiệt, việc dùng phụ kiện để cảm biến áp suất 0-25bar cũng như các cảm biến không chịu nhiệt độ cao dùng tuổi thọ lâu hơn.

Bên cạnh đó thì chúng ta còn có giải pháp đặt mua cảm biến chịu nhiệt cao như 125°C và 300°C. Tuy nhiên thì các dòng này thường không có sẵn hàng tại Việt Nam mà phải chờ nhập 6-8 tuần. Bên cạnh đó thì giá thành của chúng cũng rất rất cao so với các dòng thông thường.
Kiểu nối ren là bao nhiêu ?
Ren không quan trọng lắm, vì ngày nay có nhiều đầu chuyển ren cho phù hợp với vị trí lắp cảm biến. Điển hình các dạng ren phổ biến như G1/4, G1/2, NPT 1/4…Nhưng nếu các bạn mua cảm biến để thay thế cho các con bị hỏng trước đó thì nhất định phải biết chính xác để chọn mua cho phù hợp
Tránh các trường hợp đến khi lắp rồi mới nhận ra ren của cảm biến không cùng chuẩn với ren có sẵn trên hệ thống. Trong khi vị trí lắp lại cách rất rất xa nơi có thể bán các loại chuyển ren thì quả là một trường hợp khó nhằn cho các anh em kỹ thuật.
Các yêu cầu khác khi mua cảm biến áp suất 0-10bar ?
Xuất xứ cảm biến cũng khá là quan trọng khi chọn mua cá dòng cảm biến áp suất 0-10bar hoặc các dòng cảm biến khác với hàng Châu Âu đem lại cho chúng ta an tâm về độ bền. Mặt khác là các chuẩn sai số cũng như các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng.
Địa chỉ mua cảm biến áp suất 0-10bar uy tín, chất lượng:
Công ty BFF chuyên cung cấp các dòng cảm biến áp suất đến từ Châu Âu với giá thành hợp lý và tư vấn cực kỳ nhiệt tình, chính xác, tối ưu hóa chi phí cho các bạn. Bên mình cam kết như sau:
– Chỉ tư vấn loại giá tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo tính năng
– Cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, CO CQ, tờ khai hải quan nếu các bạn cần
– Hỗ trợ kỹ thuật trọn đời
– Không đẩy hàng tồn, không tư vấn gây lãng phí
– 100% hàng bên mình đều nhập khẩu từ Châu Âu
– Có bảo hành chính hãng 12 tháng 1 đổi 1 cho các bạn yên tâm
Đó là một số dòng cảm biến áp suất thường dùng hiện nay thường dùng. Công Ty Công Nghệ Đo Lường BFF còn cung cấp các thiết bị khác chuyên về đo lường như:
- Cảm biến đo nhiệt độ Pt100
- Cảm biến đo mức nước,
- Bộ chuyển đổi tín hiệu pt100
- Bộ chuyển tín hiệu 0-5A ra 4-20mA...
- …và nhiều thiết bị khác.
Để được tư vấn dùng thiết bị phù hợp. Các bạn hãy liên hệ Quốc Theo Thông tin sau: