Việc đo lường và giám sát áp suất trong các hệ thống công nghiệp thực sự rất quan trọng. Chúng góp phần giúp cho chúng ta biết được hệ thống có làm việc ổn định hay không. Vì có những hệ thống bắt buộc chúng ta phải duy trì trong một mức áp suất cố định. Chính vì thế mà ta cần sử dụng đến cảm biến áp suất nói chung và cảm biến áp suất chân không nói riêng.
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến áp suất chân không được sản xuất bởi hãng JSP – Cộng Hòa Séc – Châu Âu. Đây là dòng cảm biến được bên mình cung cấp rất nhiều cho các nhà máy ở nước ta. Thiết bị được sử dụng trong các ứng dụng đo áp suất hút và cả áp suất lưỡng cực.
Danh mục
- 1 Môi trường chân không là gì ?
- 2 Cảm Biến Áp Suất Chân Không được sử dụng khi nào ?
- 3 Các thông số kỹ thuật của Cảm Biến Áp Suất Chân Không:
- 4 Bộ hiển thị và điều khiển áp suất OM402UNI:
- 5 Bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang relay on/off OMX333iUNI:
- 6 Cách thức chọn mua cảm biến áp suất chân không như thế nào ?
Môi trường chân không là gì ?
Ở phổ thông chúng ta đã được học thì môi trường chân không là một môi trường mà trong đó không tồn tại bất kỳ vật chất nào cả. Trong đời sống hằng ngày chúng ta rất rất khó có thể tìm ra môi trường chân không. Nó phải được tạo ra bằng cách hút hết toàn bộ không khí có trong một vùng không gian cụ thể nào đó.
Chân không là không gian không chứa các vật chất, xuất phát từ “vacuus” theo tiếng Latin có nghĩa là “bỏ trống” hoặc “Khoảng trống”. Khái niệm chân không hay dùng nhất đó là: “chân không là không gian không chứa vật chất”. Về mặt lý thuyết hay thực tiễn đã chứng minh rằng, chân không là một khu vực có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển khá nhiều.
Chúng ta có thể tạo ra vùng áp suất chân không bằng cách tạo ra áp suất hút gần như là tuyệt đối 1bar. Lúc này sẽ là chân không tuyệt đối, tuy nhiên cũng sẽ ít nhiều có một vài phân tử khí còn trong vùng đấy, nhưng rất rất thấp. Chúng ta cũng có thể xem không gian bên ngoài vũ trụ là chân không vì chúng không tồn tại bất kỳ nguyên tố nào cả.
Cảm Biến Áp Suất Chân Không được sử dụng khi nào ?
Chúng ta có thể ứng dụng dòng cảm biến áp suất chân không này trong hầu hết các ứng dụng có sử dụng máy hút chân không. Hiện nay hãng JSP cung cấp cho mình rất nhiều thang đo chân không như -1..0bar, -0,5..0bar. Bên cạnh đó chúng ta còn có những dãy đo lượng cực như -1..1bar, -1..3bar, -1..5bar, -1..10bar, -1..16bar và -1..25bar. Chúng có thể được sử dụng như:
– Ứng dụng nổi tiếng đầu tiên của nó là trong bóng đèn sợi đốt để bảo vệ dây tóc từ sự tác động của hóa học. Ngoài ra, loại môi trường không vật chất này cũng có ích rất lớn trong các ứng dụng khác. Như là hàn chùm tia điện tử, hàn lạnh, đóng gói và chiên chân không.
– Trong các nhà máy chế biến thực phẩm, bột đá, chế biến nhựa, hóa học, y dược, sử dụng bơm hút chân không và máy thổi để vận chuyển các loại bột. Môi trường chân không còn ứng dụng trong nguyên lý hoạt động của máy hút bụi công nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể nghe đến những cái tên quen thuộc như máy bơm hơi, máy thổi bụi,…
– Ứng dụng trong chai phôi sản phẩm (chai ống), linh kiện trong các dây chuyền sản xuất chai nhựa…
– Sử dụng cho các loại máy hút chân không, các máy đóng gói sản phẩm, các máy móc cần xử lý nguyên vật liệu thông qua môi trường chân không.
Ngoài ra thì hãng JSP còn cung cấp thêm rất nhiều thang đo áp suất dương khác như 0-0,5bar, 0-1bar, 0-1,6bar, 0-2,5bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar, 0-600bar, 0-1000bar,…
Các thông số kỹ thuật của Cảm Biến Áp Suất Chân Không:
Để có thể hiểu chi tiết về dòng sản phẩm này chúng ta cần đọc kỹ các thông số liên quan như sau:
– Model: thiết bị này có mã là D2415G910
– Nguồn gốc xuất xứ: nhập khẩu trực tiếp từ hãng JSP – Cộng Hòa Séc – Châu Âu
– Nguồn cấp cho thiết bị là 12..36VDC
– Thang đo cảm biến là -1..0Bar, ngoài ra có thể tùy chọn thêm các dạng như -0,5..0bar. Bên cạnh đó chúng ta còn có những dãy đo lượng cực như -1..1bar, -1..3bar, -1..5bar, -1..10bar, -1..16bar và -1..25bar
– Tiêu chuẩn bảo vệ: khả năng kháng nước và kháng bụi đạt IP65
– Thời gian phản hồi tín hiệu trong 10ms
– Có thể tùy chọn đo áp suất theo dạng tuyệt đối Abs hoặc tương đối Gauge
– Kích thước ren vặn: có thể tùy chọn G1/4″, G1/2″, 1/4″ NPT và 1/2″ NPT
– Mức sai số mặc định là 1%, có thể tùy chọn thêm 0,5% hoặc 0,25% FS
– Trọng lượng sensor là 140g
– Tín hiệu ngõ ra là dạng 4-20mA 2 dây Loop hoặc tùy chọn 0-10V
– Nhiệt độ làm việc vào khoảng -20..85°C
– Độ ẩm làm việc 0-100%rH
– Vật liệu cấu thành: housing – stainless steel 1.4301 connector – PA media wetted materials – stainless steel 1.4435 and 1.4301
– Khả năng chịu quá áp lên đến 150% thang đo. Ví dụ áp suất là 1bar thì sensor có thể chịu max 1,5 bar
– Thiết bị đạt các tiêu chuẩn an toàn khắc khe của Châu Âu như EN 60770-1; EN 61326-1
– Thời gian bảo hành của thiết bị này lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất. Được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng thiết bị
Cách thức đấu dây tín hiệu cho cảm biến áp suất chân không JSP:
Với các dòng cảm biến áp suất ra 4-20mA trên thị trường nói chung và cảm biến áp suất của hãng JSP nói riêng thì chúng đều sẽ có dạng 2 dây ngõ ra. Đây là tín hiệu Loop Passive, chúng ta cần phải đấu dây nguồn 24VDC nối tiếp vào mạch để có thể truyền tín hiệu về PLC điều khiển. Cụ thể các bạn xem sơ đồ bên dưới nhé.
Cụ thể thì trên cảm biến sẽ có 4 chấu và vít đấu dây tương ứng là 1 2 3 và 4, nhưng chúng ta chỉ sử dụng chân 1+ và 2- thôi còn 2 chân còn lại chúng ta không sử dụng. Chúng ta sẽ lấy nguồn 24VDC+ đấu vào chân số 1+ của sensor, chân 24VDC- ta đấu vào chân – của PLC. Lúc này chân 2- cùa sensor sẽ là chân truyền tín hiệu 4-20mA về nên ta đấu chân + của PLC nhé.
Các ưu điểm khi sử dụng cảm biến áp suất của hàng JSP:
– Có nhiều thang đo khác nhau để chúng ta lựa chọn
– Có nhà cung cấp độc quyền là công ty BFF tại Việt Nam
– Có thể tùy chọn nhiều dạng ren phổ biến khác nhau
– Có bảo hành chính hãng 12 tháng và 1 đổi 1 nếu phát sinh lỗi từ nhà sản xuất
– Có thể tùy chọn đặt hàng các mức sai số khác nhau
– Có thể tùy chọn dạng đo áp tuyệt đối và tương đối
– Giá thành hợp lý trong cùng phân khúc hàng châu âu
Bộ hiển thị và điều khiển áp suất OM402UNI:
Nếu chúng ta sử dụng cảm biến áp suất chân không thì chắc hẳn sẽ cần sử dụng đến bộ hiển thị giá trị áp suất đo được đúng không nào. Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng thiết bị hiển thị model OM402UNI được sản xuất bởi hãng Orbit Merret – Cộng Hòa séc – Châu Âu. Đây là một thiết bị thường xuyên được cung cấp kèm với các loại cảm biến áp suất cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp
Model OM402UNI này có thể đọc được hầu hết các loại tín hiệu áp suất trên thị trường hiện nay như 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…Có thể chuyển tiếp ngõ ra tín hiệu analog đủ loại như 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…Bên cạnh đó còn có chức năng điều khiển áp suất theo ngưỡng đã cài đặt trước đó. Các bạn tham khảo một vài thông số bên dưới nhé.
Thông số của bộ hiển thị và điều khiển áp suất OM402UNI:
– Model: thiết bị này có mã sản phẩm là OM402UNI
– Hãng sản xuất: được sản xuất bởi hãng Orbit Merret
– Nước sản xuất: được lắp ráp tại Cộng Hòa Séc – Châu Âu
– Thiết bị này sử dụng nguồn 10..30VAC/DC hoặc tùy chọn 80..250VAC/DC
– Có thể đọc các loại áp suất có tín hiệu ngõ ra dạng 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…
– Có thể chuyển tiếp ngõ ra tín hiệu analog đủ loại như 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…
– Có thể xuất tối đa 4 relay on.off giúp đóng ngắt đèn còi khi quá áp hoặc thiếu áp
– Có thể truyền thông tín hiệu Modbus RS485
– Nhiệt độ làm việc vào khoảng -20..60°C
– Nhiệt độ lưu kho vào khoảng -20..80°C
– Tiêu chuẩn bảo vệ: khả năng kháng nước và kháng bụi đạt IP64 nên chỉ thích hợp sử dụng cho các loại tủ điện công nghiệp
– Mức sai số chỉ +-0,1%FS
– Khả năng hiển thị: có thể hiển thị thông qua 6 LED trong dãy 999999
– Khả năng cài đặt: có thể cài đặt thông số thông qua 5 phím bấm vật lý trên màn hình
– Kích thước tổng thể: 96 x 48 x 120 mm
– Vật liệu cấu thành: Noryl GFN2 SE1, incombustible UL 94 V-I
– Hệ số cách ly chống nhiễu tín hiệu là 4000VAC giúp chống nhiễu nguồn, đầu vào, đầu ra rất tốt khỏi các tác nhân gây nhiễu như biến tần, motor bơm, động cơ điện, động cơ kéo băng tải, động cơ cánh khuấy,…
– Thiết bị đạt các tiêu chuẩn an toàn khắc khe của Châu Âu như EN 61010-1, A2; EN 61326-1; IEC 980: 1993, par. 6; Class B, C in compl. with IEC 62138, 61226
– Thời gian bảo hành của thiết bị này lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất. Được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng thiết bị
Cách thức đấu dây tín hiệu của bộ điều khiển OM402UNI:
Bởi vì model OM402UNI có rất nhiều loại tín hiệu ngõ vào nên chúng ta khi sử dụng cảm biến áp suất cần phải đấu vào đúng vị trí. Các bạn tham khảo sơ đồ đấu nối bên dưới kết hợp với các diễn giải của mình để hiểu thêm nhé
Nguồn cấp cho bộ hiển thị 10..30VAC/DC hoặc 80..250VAC/DC chúng ta đấu vào chân 1+ và 2-
Nếu sử dụng cảm biến ngõ ra 4-20mA, 0-20mA chúng ta đấu vào chân 18+ và 21-. Sở dĩ chúng ta không cần cấp nguồn 24VDC nối tiếp cho sensor là vì bộ hiển thị đã có thể tự cấp nguồn nối vào mạch rồi nên chỉ cần đấu thẳng về là được.
Nếu sử dụng cảm biến có ngõ ra dạng 0-5v, 0-10V thì ta đấu vào chân số 20- và 22+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng 0-5v, 0-10V thì ta đấu vào chân số III- và I+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng 4-20mA, 0-20mA thì ta đấu vào chân số III- và II+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng truyền thông Modbus RS485 thì ta đấu vào chân số V- và VI+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng tiếp điểm relay on/off thì ta đấu vào chân số 45 và 67 để nối tiếp vào mạch kéo tải đèn, còi báo động.
Bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang relay on/off OMX333iUNI:
Nếu chúng ta chỉ có nhu cầu điều khiển relay đóng ngắt theo mức áp suất cài đặt và không muốn hiển thị giá trị áp suất thì có thể tham khảo model OMX333iUNI này. Đây cũng là một sản phẩm khác của hãng Orbit Merret – Cộng Hòa séc – Châu Âu, chúng có đầy đủ các tính năng điều khiển mà dòng OM402UNI có.
Model OMX333iUNI có thể đọc được hầu hết các loại tín hiệu áp suất trên thị trường hiện nay như 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…Có thể chuyển tiếp ngõ ra tín hiệu analog đủ loại như 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…Bên cạnh đó còn có chức năng điều khiển áp suất theo ngưỡng đã cài đặt trước đó. Các bạn tham khảo một vài thông số bên dưới nhé.
Thông số của bộ hiển thị và điều khiển áp suất OMX333iUNI:
– Model: thiết bị này có mã sản phẩm là OMX333iUNI
– Hãng sản xuất: được sản xuất bởi hãng Orbit Merret
– Nước sản xuất: được lắp ráp tại Cộng Hòa Séc – Châu Âu
– Thiết bị này sử dụng nguồn 10..30VAC/DC
– Có thể đọc các loại áp suất có tín hiệu ngõ ra dạng 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…
– Có thể chuyển tiếp ngõ ra tín hiệu analog đủ loại như 4-20mA, 0-20mA, 0-5v, 0-10V,…
– Có thể xuất tối đa 2 relay on.off giúp đóng ngắt đèn còi khi quá áp hoặc thiếu áp
– Tiêu chuẩn bảo vệ: khả năng kháng nước và kháng bụi đạt IP20 nên chỉ thích hợp sử dụng cho các loại tủ điện công nghiệp
– Mức sai số chỉ +-0,02%FS
– Kích thước tổng thể: 25 x 79 x 90.5 mm (w x h x d)
– Vật liệu cấu thành: PA66, incombustible UL 94 V-0, blue
– Có thể truyền thông tín hiệu Modbus RS485
– Nhiệt độ làm việc vào khoảng -20..60°C
– Nhiệt độ lưu kho vào khoảng -20..85°C
– Hệ số cách ly chống nhiễu tín hiệu là 2500VAC giúp chống nhiễu nguồn, đầu vào, đầu ra rất tốt khỏi các tác nhân gây nhiễu như biến tần, motor bơm, động cơ điện, động cơ kéo băng tải, động cơ cánh khuấy,…
– Thiết bị đạt các tiêu chuẩn an toàn khắc khe của Châu Âu như EN 61010-1, A2; EN 61326-1, Industrial area; IEC/IEEE 60980-344 Edition 1.0, 2020, par. 6, 9; EN 60068-2-6 ed. 2:2008
– Thời gian bảo hành của thiết bị này lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất. Được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng thiết bị
Cách thức đấu dây tín hiệu của bộ điều khiển OMX333iUNI:
Bởi vì model OM333iUNI có rất nhiều loại tín hiệu ngõ vào nên chúng ta khi sử dụng cảm biến áp suất cần phải đấu vào đúng vị trí. Các bạn tham khảo sơ đồ đấu nối bên dưới kết hợp với các diễn giải của mình để hiểu thêm nhé
Nguồn cấp cho bộ hiển thị 10..30VAC/DC chúng ta đấu vào chân 4+ và 5-
Nếu sử dụng cảm biến ngõ ra 4-20mA, 0-20mA chúng ta đấu vào chân G+ và F-
Nếu sử dụng cảm biến có ngõ ra dạng 0-5v, 0-10V thì ta đấu vào chân số F- và B+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng 0-5v, 0-10V thì ta đấu vào chân số 1- và 3+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng 4-20mA, 0-20mA thì ta đấu vào chân số 1- và 2+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng truyền thông Modbus RS485 thì ta đấu vào chân số 2- và 3+
Nếu sử dụng tín hiệu ngõ ra dạng tiếp điểm relay on/off thì ta đấu vào chân số 67 và 89 để nối tiếp vào mạch kéo tải đèn, còi báo động.
Cách thức chọn mua cảm biến áp suất chân không như thế nào ?
Khi chọn mua cảm biến áp suất nói chung và cảm biến áp suất thang đo 0-400bar nói riêng chúng ta cần có những kiến thức liên quan. Một vài tiêu chí để lựa chọn cảm biến áp suất phù hợp như sau:
Thang đo của cảm biến là bao nhiêu ?
Chúng ta phải xác định chính xác thang đo cho ứng dụng đang dùng là bao nhiêu để chọn cho phù hợp. Việc này giúp chúng ta giảm thiểu sai số khi chọn thang đo quá cao so với thực tế. Bên cạnh đó cũng là tránh việc chọn thiếu nếu thang đo thấp hơn mức áp thực tế.
Về giá thành thì hầu hết các thang đo các hãng sẽ cho giá thành bằng nhau cả nên chúng ta không cần đắng đo sợ thang đo cao thì giá sẽ cao hơn đâu nhé. Ví dụ mức áp của chúng ta tối đa là 380bar chẳng hạn, lúc này ta chọn thang đo áp suất 0-400bar là hợp lý nhất.
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến là dạng gì ?
80% số cảm biến đang có ở thị trường nước ta là dạng analog 4-20mA. Tuy nhiên cũng có những máy kiểu cũ được hãng tích hợp các tín hiệu ngõ ra dạng 0-10V, 0-5V hoặc 1-5V. Chính vì thế chúng ta cần xác định rõ loại tín hiệu đang cần là dạng nào để chọn cho đúng. Tránh chọn sai lại phải mua thêm các bộ chuyển đổi tín hiệu gây thiếu hụt ngân sách.
Ren vặn của cảm biến áp suất chân không là chuẩn nào ?
Hầu hết các chuẩn ren phổ biến ở nước ta hiện nay là G1/2″, G1/4″, 1/2″ NPT và 1/4″ NPT. Nếu chúng ta sử dụng sang các chuẩn khác thì có thể đặt riêng để hãng gia công theo yêu cầu nhưng lúc này chi phí sẽ cao. Chúng ta có thể chọn sử dụng các nối ren đồng có bán sẵn tại Việt Nam để giải quyết vấn đề này nhé.
Mức sai số của cảm biến áp suất chân không là bao nhiêu ?
Hầu hết các ứng dụng đo lường áp suất chỉ cần mức áp suất vào khoảng 1% hoặc 0,5% trên toàn thang đo là đủ. Nhưng nếu các bạn đang sử dụng cho phòng thí nghiệm, phòng hiệu chuẩn thì ta cần mức sai số cao lên đến 0,25% hoặc 0,125%. Đây là các mức sai số rất thấp phải đặt hàng riêng với hãng để gia công.
Giá thành của cảm biến áp suất chân không là bao nhiêu ?
Nếu chúng ta không có nhiều chi phí đấu tư thì có thể sử dụng các dòng sensor áp suất đến từ khu vực Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,…Tuy nhiên các dòng này chúng ta phải chấp nhận tuổi thọ thấp, độ ổn định không cao. Và nếu chúng ta có nguồn kinh phí tương đối tốt thì nên đầu tư các dòng đến từ Châu Âu như Cộng Hòa Séc, Đức, Ý, Pháp, Úc, Ba Lan,…
Công ty BFF của mình chuyên cung cấp các dòng cảm biến chất lượng cao đến từ thị trường Châu Âu cụ thể là Cộng Hòa Séc. Với chi phí bỏ ra không cao hơn la bao so với các hàng Châu Á. Các bạn sẽ nhận lại được những cam kết từ công ty mình như sau:
– Bồi thường gấp 10 lần giá trị sản phẩm nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
– Luôn tư vấn dòng sản phẩm phù hợp nhất với giá thành tốt nhất
– Có đầy đủ thang đo áp suất cho các bạn lựa chọn
– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, CO CQ, tờ khai hải quan cho những bạn đang cần
– Miễn phí vận chuyển hàng hóa toàn quốc
– Là đại diện của hãng JSP tại Việt Nam
– Bên mình có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7
Ngoài cung cấp cảm biến áp suất chân không -1..0bar thì bên mình còn cung cấp nhiều dòng cảm biến áp suất các dãy đo khác thông dụng như:
Cung cấp các thiết bị chuyên về đo lượng như cảm biến nhiệt độ và cảm biến đo mức.,… Để được tư vấn sử dụng thiết bị phù hợp với yêu cầu của mình. Các bạn hãy liên hệ với mình theo các thông tin tin sau: